4 thực phẩm quen thuộc có thể biến thành “thuốc độc” khi hâm nóng nhiều lần

Nhiều thực phẩm quen thuộc được cho là tốt nhưng lại trở nên nguy hiểm khi hâm nóng, đặc biệt nếu được hâm nhiều lần. Dưới đây là 4 thực phẩm bạn nên nấu đủ ăn và tránh để thừa, bởi khi hâm lại, chúng có thể gây hại cho gan, thận, và dạ dày dù đã bảo quản đúng cách trong tủ lạnh.Hãy cùng Review Mua Sắm tìm hiểu chúng là những thực phẩm nào nha!

4 số thực phẩm vốn không có hại, giàu dinh dưỡng nhưng khi hâm nóng quá nhiều lần có thể thành “thuốc độc”.

Trứng

thực phẩm

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), lòng đỏ trứng giàu dinh dưỡng nhưng khi bị hâm nóng nhiều lần ở nhiệt độ cao, các chất dinh dưỡng có thể biến thành các hợp chất gây hại. Đặc biệt, trứng lòng đào nếu để lâu nên bỏ đi thay vì tiếc mà ăn lại, vì vi khuẩn Salmonella và các chủng vi khuẩn khác phát triển mạnh trong nhiệt độ từ 45 – 65 độ C, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Chưa hết, chất béo và chất đạm trong trứng rất dễ bị biến tính khi hâm nóng, khiến protein phân hủy và sinh ra chất độc cho dạ dày và hệ tiêu hóa, thậm chí có thể gây ngộ độc cấp tính.

Nấm

Nấm là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nếu đã nấu chín rồi để qua đêm, chúng có thể trở thành “thuốc độc.” Đặc biệt, khi nấm được hâm nóng nhiều lần, chất dinh dưỡng sẽ bị biến mất và có thể chuyển thành các chất độc hại.

Ban đầu, nấm nấu chín chứa nitrat có lợi cho các tế bào máu đỏ. Tuy nhiên, sau một đêm, nitrat có thể chuyển hóa thành nitrit, một chất không tốt cho cơ thể. Nếu tiêu thụ một lượng lớn nitrit trong một lần, có thể gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc cấp tính. Nếu ăn nấm để qua đêm trong thời gian dài, dù với lượng nhỏ, cũng có thể gây tổn thương dạ dày, mạch máu và dễ dẫn tới ung thư. Do đó, tốt nhất là chỉ mua đủ lượng nấm cần dùng, nấu và ăn ngay, không để thừa.

thực phẩm

Sữa

Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp một lượng lớn protein, canxi, vitamin và nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc hâm nóng sữa có nên hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng có lượng nước và protein nhất định. Khi đun nóng, các thành phần này có thể thay đổi, ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng dinh dưỡng của sữa. Ở nhiệt độ 60 – 62°C, sữa bắt đầu mất nước, và khi đạt 100°C, lactose trong sữa có thể bị đốt cháy, làm tăng nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra, canxi trong sữa khi gặp nhiệt độ cao có thể kết tủa, làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Lưu ý rằng nếu sữa đã mở nắp và để lâu, vi khuẩn có thể phát triển. Đun lại sữa không chỉ không tiêu diệt hết vi khuẩn mà còn có thể thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn, dẫn đến hư hỏng và ngộ độc thực phẩm.

Nước đã đun sôi

Thói quen uống nước đun sôi là tốt, nhưng nếu bạn hâm nóng lại nước nhiều lần thì có thể gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất, nước chỉ nên được đun sôi đến 100 độ C và uống ở nhiệt độ phù hợp. Nếu nước đã nguội, hãy chỉ hâm nóng lại duy nhất một lần.

Vi khuẩn có thể phát triển trong nước nếu nước không được bảo quản đúng cách sau khi đun sôi hoặc nếu để lâu trước khi đun nóng lần hai. Uống nước như vậy có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày.

Khi nước được đun nóng nhiều lần, tính chất hóa học của nó có thể thay đổi, dẫn đến một số khoáng chất kết tủa, làm cho nước kém dinh dưỡng hơn và gây hại cho gan, thận. Ngoài ra, nồng độ nitrit trong nước có thể tăng lên. Nitrit là chất có thể gây ngộ độc và tăng nguy cơ ung thư khi hấp thụ quá mức.

Lời kết

Hâm nóng lại 4 thực phẩm quen thuộc như trứng, nấm, sữa và nước đun sôi nhiều lần có thể biến chúng thành “thuốc độc” gây hại nghiêm trọng cho gan, thận, và dạ dày. Dù những thực phẩm này giàu dinh dưỡng, việc lạm dụng hâm nóng nhiều lần có thể làm mất chất dinh dưỡng, sinh ra chất độc hại, và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên nấu vừa đủ ăn và tránh hâm nóng lại thực phẩm quá nhiều lần. Điều này giúp duy trì dinh dưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho cơ thể.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *